Rong biển một món ăn đã quá quen thuộc đối với những người sành ăn nhưng có thể bạn chưa biết nguồn gốc của rong biển như thế nào? Và rong biển được chia làm bao nhiêu loại?
Rong biển là một loài thực vật sinh sống ở biển và thuộc nhóm tảo đa bào nhưng không cùng họ với những loại tảo nâu, tảo đỏ và tảo lục.
Rong biển đã xuất hiện rất lâu và được con người sử dụng từ 10 ngàn năm trước. Trong nền văn hóa Trung Quốc cổ đại rong biển được xếp vào những món ăn đặc sản mà chỉ được phục vụ riêng cho vua chúa và hoàng tộc.
Rong biển hiện tại đã trở thành một món ăn đặc trưng của khu vực châu á ngoài ra nó còn phổ biến ở các quốc gia thuộc khu vực quần đảo thái bình dương và vùng ven biển các quốc gia thuộc khu vực nam mỹ.
Rong biển còn được gọi là tảo bẹ, có khá nhiều màu từ màu đỏ, màu nâu đen cho đến màu xanh lá cây. Loại thực vật này thích nghi được cả 2 môi trường nước lợ và nước mặn thường mọc trên các vách đá, rạn san hô, hoặc mọc dưới tầng nước sâu nơi mà có ánh sáng mặt trời có thể chiếu tới giúp chúng có thể quang hợp được bình thường.
Rong biển wakame: Thường được sử dụng trong các món súp hoặc ăn trực tiếp, phát triển nhiều nhất ở Nhật Bản vào mùa xuân.
Rong biển arame: Thường dùng trong các món xào chung với thịt và rau củ hoặc nấu canh có hàm lượng tương tự như loại rong biển wakame.
Rong biển hijiki: Loại rong biển này có hình dạng sợi nhỏ và màu nâu, thường phổ biến dưới dạng khô nên trước khi sử dụng bạn cần ngâm rồi mới chế biến.
Rong biển kombu: Kombu sở hữu 1 mùi tanh đặc trưng của rong biển thường được dùng để nấu súp.
Rong biển nori: Nó sở hữu một màu sắc xanh đen, mùi tanh của rong biển và vị lợ rất đặc trưng. Dùng để cuộn cơm hoặc ăn trực tiếp.
Rong biển dulse đỏ: có thể được chế biến cùng với một số loại đậu, ngũ công, nước sốt và súp.
Để hồ sơ của bạn được xác thực, bạn phải đáp ứng đủ những bước sau đây: