Nguồn gốc và phát triển của hạt gạo
- Nguồn gốc: Gạo được cho là bắt nguồn từ Đông Á, với bằng chứng khảo cổ cho thấy việc trồng lúa đã bắt đầu ở Trung Quốc từ khoảng 9.000 đến 12.000 năm trước. Các di tích tại thung lũng sông Dương Tử đã phát hiện ra hạt lúa cổ đại và các công cụ nông nghiệp, cho thấy người dân nơi đây đã bắt đầu thuần hóa cây lúa từ rất sớm.
- Sự lan tỏa: Từ Trung Quốc, kỹ thuật trồng lúa lan rộng đến Ấn Độ, Đông Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc. Sau đó, gạo tiếp tục được mang đến châu Phi và châu Âu qua các con đường thương mại. Ở châu Mỹ, gạo được trồng từ thế kỷ 17 nhờ các nhà thám hiểm châu Âu.
- Vai trò hiện đại: Ngày nay, gạo là nguồn lương thực chính của hơn một nửa dân số thế giới. Các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh và Việt Nam là những nước sản xuất gạo lớn nhất.
Tại sao gạo lại được coi là hạt ngọc
Trong suy nghĩ của nhiều người Việt, hạt gạo không chỉ là lương thực mà còn kết tinh của trời đất, là “hạt ngọc trời” cô đọng mồ hôi công sức người nông dân đổ trên đồng ruộng.
Từ một hạt giống nhỏ bé, cây lúa phát triển nhờ đất, nước, ánh nắng mặt trời và công sức của con người. Qua nhiều công đoạn sơ chế phức tạp để tạo nên một hạt gạo đẹp đẽ và tròn trịa nên nó được ví như một viên ngọc của trời
Vì vậy, hạt gạo được xem như món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
Hạt gạo từ vịt hóa thiên nga
Hạt gạo trước khi trở nên trắng trẻo tròn trịa đã từng khoác lên mình lớp vỏ xấu xí qua những công đoạn phức tạp nó đã có hình dạng như chúng ta thường thấy.
- Bóc vỏ và sàng lọc gạo: Tại thời kì đồ đá, cách đây hàng vạn năm về trước, cha ông ta thường dùng các mẩu đá sắc để đập lúa tách hạt ra khỏi vỏ. Quá trình tách hạt này mất khá nhiều thời gian và công sức. Vào các thập niên trước, thì người Việt bắt đầu áp dụng một biện pháp nhanh và hiệu quả hơn, đó là giã gạo. Vật dụng dùng để giã gạo là một chiếc cối đá cỡ lớn và một chiếc chày chắc chắn làm từ gỗ. Công việc này thường dành cho hai người: Một người có sức khỏe tốt đảm nhiệm việc giã, người kia có nhiệm vụ đảo đều gạo trong cối. Việc giã gạo sẽ kết thúc khi vỏ trấu bóc hoàn toàn ra khỏi hạt gạo. Tuy có hiệu suất cao hơn thời kỳ đồ đá nhưng việc giã gạo tốn khá nhiều công sức.Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, quy trình xay xát lúa gạo đã trở nên đơn giản hơn nhiều. Chúng ta có máy tách vỏ để phục vụ cho giai đoạn tốn nhiều sức lực này.
- Xát trắng gạo: Bước thứ 2 trong quy trình xay xát lúa gạo chính là xát trắng. Nhờ có giai đoạn này, hạt gạo mới có vẻ người trắng sáng, bắt mắt trước khi đến tay người tiêu dùng. Đặt biệt, hoạt động này sẽ không hề gây suy giảm giá trị dinh dưỡng của gạo. Mặt khác, hương vị của gạo vẫn sẽ được giữ nguyên. Hiện nay, chúng ta có máy móc chuyên dụng để thực hiện xát trắng gạo.
- Đánh bóng gạo: Màu trắng tinh khôi tuy đẹp nhưng vẫn chưa thực sự ánh nhìn. Bên cạnh sắc trắng, hạt gạo cần phải bóng đẹp, lóng lánh dưới ánh mặt trời. Như vậy, người mua sẽ cảm thấy hấp dẫn hơn. Do đó người sản xuất sẽ tiếp tục đưa gạo đi đánh bóng để tạo nên vẻ ngoài thu hút và giúp kéo dài thời gian bảo quản gạo.Với những giống lúa chất lượng thì chỉ cần thực hiện 3 bước cơ bản trên là hạt gạo thu về đã bóng đẹp, hấp dẫn. Thế nhưng, với những giống lúa chất lượng kém, nhiều thương lái đã sử dụng mánh khóe kém lành mạnh trong kinh doanh để đánh lừa người tiêu dùng, đó là dùng hóa chất để tẩy trắng gạo. Cách làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, nhẹ thì ngộ độc, nặng thì ung thư, thậm chí tử vong. Vì vậy, cần tránh mua các loại gạo có màu trắng dại, thiếu tự nhiên, hãy mua gạo tại cơ sở phân phối uy tín để đảm bảo chất lượng.Để tạo ra hạt gạo ngon, chất lượng, thì 3 bước cơ bản trên đây trong quy trình xay xát lúa gạo là 3 giai đoạn không thể thiếu. Nhờ vậy, người tiêu dùng mới có bát cơm trắng ngần, dẻo thơm trong mỗi bữa ăn.
Những thông tin thú vị về hạt gạo
Gạo và châu Á: Châu á là cung cấp gạo lớn nhất và cũng là nguồn tiêu thụ lớn nhất thế giới chiếm đến 90%.
Cách ăn: Những quốc gia đông á như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam họ thường dùng đũa để ăn cơm. Dù khác kỳ lạ trong mắt những du khách nước ngoài nhưng những quốc gia trung đông họ lại dùng tay để bốc cơm ăn nổi bật nhất là Ấn Độ
Nguồn năng lượng dồi dào: Gạo là một trong những nhóm thực phẩm chính của cơ thể cung cấp năng lượng dưới dạng tinh bột rất cần thiết cho hoạt động của não bộ và không thể thiếu trong mọi hoạt động thể chất.
Lịch sử: Trong những loại lương thực vẫn được sử dụng rộng rãi đến nay, gạo có lịch sử lâu đời nhất. Các nhà khảo cổ học đã tìm được những chứng tích của việc canh tác tại Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan từ 6-7000 năm trước Công Nguyên. Từ Ấn Độ, theo chân các thương gia, hạt gạo được truyền bá sang phương Tây, những việc canh tác và sử dụng gạo vẫn phổ biến chủ yếu tại Á Châu.
Lời kết
Hãy trân trọng từng hạt gạo vì nó là mồ hôi công sức của người nông dân thành quả mang đến những hạt cơm ngon ngọt đó là những quá trình dài đằng đẵng. Nó là món quà mà thiên nhiên ban tặng cho con người trải qua hàng ngàn năm vẫn được duy trì cho đến nay.